Tintucthitruong.net – Trong thời đại hiện nay như ngày nay, thì việc vay vốn từ các ngân hàng hoặc những tổ chức tín dụng đã không còn quá xa lạ đối với hầu hết nhiều người. Khi vay vốn thường thì sẽ có lãi suất và thời gian để thanh toán được những khoản vay. Bên cạnh đó, còn có một yếu tố quyết định đến việc các cá nhân, tổ chức sẽ có thể vay vốn hoặc không đó được xem là việc xác định được những khả năng trả nợ hay còn gọi là tỷ số khả năng trả nợ của khách hàng. Đây được xem là 1 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến nguồn thu và sự tồn tại của ngân hàng.
Vậy Tỷ số khả năng trả nợ là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Tỷ số khả năng trả nợ (DSCR) là gì?
Chỉ số khả năng trả nợ (DSCR) trong tài chính doanh nghiệp, là thước đo dòng tiền có sẵn để thanh toán các nghĩa vụ nợ hiện tại.
Tham khảo thêm: 6 Bước tiến trình để phát triển ma trận QSPM
Chỉ số này cho biết thu nhập hoạt động ròng là bội số của các nghĩa vụ nợ trong vòng một năm, bao gồm cả chi phí lãi vay, tiền nợ gốc, các quĩ chìm và các khoản thanh toán cho thuê. Trong tài chính chính phủ, chỉ số khả năng trả nợ là thu nhập từ hoạt động xuất khẩu cần thiết để đáp ứng các khoản thanh toán lãi và gốc hàng năm cho các khoản nợ bên ngoài của một quốc gia. Trong tài chính cá nhân, chỉ số khả năng trả nợ là chỉ số được sử dụng bởi các nhân viên cho vay của ngân hàng để xác định các khoản vay đảm bảo bằng thu nhập. Trong mỗi trường hợp, chỉ số này phản ánh khả năng trả nợ trên một mức thu nhập cụ thể.
- Trong tài chính chính phủ, chỉ số khả năng trả nợ là thu nhập từ hoạt động xuất khẩu cần thiết để đáp ứng các khoản thanh toán lãi và gốc hàng năm cho các khoản nợ bên ngoài của một quốc gia.
- Trong tài chính cá nhân, chỉ số khả năng trả nợ là chỉ số được sử dụng bởi các nhân viên cho vay của ngân hàng để xác định các khoản vay đảm bảo bằng thu nhập.
Trong mỗi trường hợp, chỉ số này phản ánh khả năng trả nợ trên một mức thu nhập cụ thể.
Công thức tính tỷ số khả năng trả nợ (DSCR)
Công thức tính chỉ số khả năng trả nợ yêu cầu có được thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh và tổng nợ phải trả của công ty.
Thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh là doanh thu của công ty, trừ chi phí hoạt động, không bao gồm thuế và các khoản thanh toán lãi, còn gọi là thu nhập trước lãi suất và thuế (EBIT).
Theo đó, Công thức tính tỷ số khả năng trả nợ như sau:
DSCR = (Thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh – Chi phí hoạt động)/Tổng nợ phải trả
Trong đó:
- Tổng nợ phải trả = Lãi vay * (1 – Thuế TNDN) + Nợ gốc
- Thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh chính là doanh thu của doanh nghiệp không bao gồm thuế, chi phí hoạt động và các khoản thanh toán lãi
Ý nghĩa chỉ số DSCR
Dựa vào công thức tính chỉ số khả năng trả nợ, ta có thể thấy được các ý nghĩa của chỉ số này. Người cho vay sẽ thường xuyên đánh giá chỉ số khả năng trả nợ của người vay trước khi cho vay.
Cụ thể như sau:
- Nếu như DSCR lớn hơn 1 nghĩa là khả năng trả nợ của doanh nghiệp đó khá tốt. Tuy rằng trên lý thuyết thì tỷ số khả năng trả nợ càng cao đồng nghĩa với việc khả năng trả nợ của doanh nghiệp tốt nhưng nếu quá cao sẽ cho thấy thực trạng về việc quản lý và luân chuyển vốn lưu động chưa hiệu quả.
- Nếu DSCR nhỏ hơn 1 nghĩa là dòng tiền âm, doanh nghiệp vay vốn sẽ không thể thanh toán các khoản nợ hiện tại mà không dựa vào các nguồn lực bên ngoài như đi vay mượn, thế chấp…
- Nếu DSCR bằng 1, khi đó chỉ cần một biến động nhỏ trong dòng tiền hoặc có tác động không tốt từ bên ngoài cũng khiến doanh nghiệp khó có khả năng thanh toán khoản nợ.
Để có cái nhìn khách quan và chính xác về doanh nghiệp vay vốn, không nên đánh giá chỉ qua tỷ số khả năng trả nợ mà còn cần kết hợp với các chỉ số tài chính khác như tình hình của nền kinh tế vĩ mô, nguồn lực bên ngoài…
Ví dụ cụ thể về chỉ số khả năng trả nợ
Để có thể dễ hình dung hơn về chỉ số khả năng trả nợ, chúng ta hãy cùng phân tích một ví dụ dưới đây:
Giả sử một nhà phát triển bất động sản đang tìm cách vay thế chấp từ một ngân hàng địa phương. Người cho vay sẽ muốn tính toán DSCR để xác định khả năng của nhà phát triển vay và trả hết khoản vay của mình với nguồn thu nhập từ tài sản cho thuê.
Nhà phát triển chỉ ra rằng, thu nhập từ hoạt động cho thuê của anh ta sẽ là $2.150.000 mỗi năm và người cho vay yêu cầu phải thanh toán nợ $350.000 mỗi năm. Do đó, chỉ số khả năng trả nợ của anh ta được tính là:
DSCR = $2.150.000 / $350.000 = 6.14
Điều này có nghĩa là người đi vay đảm bảo khả năng trả nợ của mình.
Các chỉ số đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại nếu nó đáp ứng được các nghĩa vụ thanh toán đến hạn, đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn.
Nhóm chỉ số dùng để đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp gồm có 6 chỉ số chính. Dựa vào kết quả của các chỉ số, ta có thể nhìn ra năng lực tài chính của doanh nghiệp đó có đang tốt hay không.
Thứ nhất, Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:
Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, chúng ta cần chú ý đến hệ số khả năng thanh toán tổng quát. Hay còn gọi là hệ số khả năng thanh toán hiện hành. Chỉ số này phản ánh tổng quát nhất năng lực thanh toán của doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn. Công thức tính:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản/Nợ phải trả
Thứ hai, Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:
Hay còn gọi là hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, Tỷ lệ thanh khoản hiện thời, Hệ số thanh toán hiện hành… . Công thức tính:
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
Hệ số này cần được đánh giá dựa vào tỷ số trung bình của các doanh nghiệp trong cùng ngành. Ngoài ra, căn cứ quan trọng để đánh giá là so sánh với hệ số khả năng thanh toán hiện thời ở các thời điểm trước đó của doanh nghiệp
Thứ ba, hệ số khả năng thanh toán nhanh:
Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các nhà quản trị cũng cần biết được hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp đó. Hệ số này còn được gọi là tỷ lệ thanh toán nhanh… . Trong tỷ số này, hàng tồn kho sẽ bị loại bỏ, bởi lẽ trong tài sản lưu động, hàng tồn kho được coi là loại tài sản có tính thanh khoản thấp hơn. Tỷ số thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp mà không cần thực hiện thanh lý gấp hàng tồn kho. Công thức tính:
Hệ số thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn
Thứ năm, Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Hay còn gọi là Tỷ lệ thanh toán lãi vay hay Hệ số thanh toán lãi nợ vay. Hệ số phản ánh khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp cũng như mức độ rủi ro có thể gặp phải của các chủ nợ. Công thức:
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế / Lãi vay phải trả trong kỳ
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay là một trong những chỉ tiêu mà bên cho vay (ngân hàng) rất quan tâm khi thẩm định vay vốn của khách hàng. Do đó, chỉ số này ảnh hưởng rất lớn đến xếp hạng tín nhiệm và lãi suất vay vốn của doanh nghiệp. Việc đảm bảo trả lãi các khoản vay đúng hạn cũng thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tốt và ngược lại.
Thứ sáu: Hệ số khả năng chi trả ngắn hạn
Hay còn gọi là hệ số khả năng chi trả bằng tiền, hệ số tạo tiền,… Công thức:
Hệ số khả năng chi trả bằng tiền = Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh / Nợ ngắn hạn bình quân
Hệ số khả năng chi trả ngắn hạn phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở trạng thái động, do dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh được tạo ra trong kỳ mà không phải số dư tại một thời điểm. Hệ số này sẽ giúp các nhà quản trị đánh giá khả năng hoàn trả nợ vay đến hạn từ bản thân hoạt động kinh doanh mà không có thêm các nguồn tài trợ khác của doanh nghiệp.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về Tỷ số khả năng trả nợ (DSCR) là gì, và Các chỉ số đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Chúc các bạn sẽ thành công!