tintucthitruong.net – Ngày nay, thì khái niệm tỷ giá hối đoái là gì đang được các nhà đầu tư trẻ nhắc đến khá nhiều trong những năm lại đây. Bởi trong thời kỳ được xem là hội nhập và toàn cầu hóa như hiện tại thì việc nhu cầu trao đổi tiền tệ giữa các nước là thật sự rất cần thiết.
Vậy thì cụ thể tỷ giá hối đoái là gì, nó có ảnh hưởng gì đến quá trình giao dịch của các nhà đầu tư. Hãy tìm hiểu ngay sau đây.
Khái niệm về tỷ giá hối đoái là gì?
Khái niệm tỷ giá hối đoái (hay còn được gọi với cái tên khác là tỷ giá trao đổi ngoại tệ hay tỷ giá) là tỷ lệ trao đổi giữa 2 đồng tiền của hai nước khác nhau, đó là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một nước hiện được tính bằng tiền của nước khác hay nói theo 1 cách khác là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để có thể mua một đơn vị ngoại tệ.
Tuy nhiên, riêng ở Mỹ và ở Anh thì thuật ngữ này sẽ được sử dụng theo nghĩa ngược lại: như là số lượng đơn vị ngoại tệ (nước ngoài) cần thiết để có thể mua một đồng Đô la hay là một đồng bảng Anh.
Theo như Luật Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (1997) thì định nghĩa tỷ giá hối đoái được xem là tỷ lệ giữa giá trị của đồng Việt Nam so với giá trị của đồng tiền nước ngoài, nó có sự điều tiết của Nhà Nước trên thị trường và sẽ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ xác định và công bố. Ví dụ: Tỷ giá USD/VND = 22.000 hay 1USD = 22.000 VND.
Cách phân loại tỷ giá hối đoái phổ biến hiện nay
Hiện nay có thể nói rằng trên thị trường đang có rất nhiều cách để phân loại tỷ giá hối đoái khác nhau. Mỗi cách sẽ phân loại dựa vào những đặc điểm riêng biệt của nó. Cụ thể như là chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một số cách có thể phân loại tỷ giá hối đoái như sau:
Dựa vào đối tượng để xác định tỷ giá
Theo như cách phân loại này thì thường sẽ có 2 loại tỷ giá hối đoái như sau:
Tỷ giá hối đoái chính thức: Thường sẽ do Ngân hàng Nhà nước sẽ xác định và công bố. Dựa trên tỷ giá này thì sau đó các ngân hàng thương mại hoặc các đơn vị tín dụng sẽ tính được khi mà tỷ giá mua vào, bán ra, hoặc hoán đổi của một cặp tiền tệ.
Tỷ giá hối đoái thị trường: Sẽ được xác định dựa trên những mối quan hệ cung cầu của thị trường ngoại hối.
Dựa vào giá trị của tỷ giá
Tỷ giá hối đoái theo danh nghĩa: Nghĩa là tỷ giá hiện tại của một loại tiền tệ mà sẽ không tính đến yếu tố lạm phát.
Tỷ giá hối đoái theo hoán thực: Là tỷ giá hiện tại của một đồng tiền tệ và sẽ có tính đến yếu tố lạm phát.
Dựa vào phương thức chuyển ngoại hối
Tỷ giá điện hối: là tỷ giá mà chuyển ngoại hối bằng điện. Tỷ giá này thường sẽ được niêm yết tại các ngân hàng và cũng là cơ sở để có thể xác định các loại tỷ giá khác.
Tỷ giá thư hối: đây là loại tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư. Thông thường thì tỷ giá thư hối này sẽ thấp hơn so với tỷ giá điện hối.
Dựa vào thời điểm của giao dịch ngoại hối
Tỷ giá mua: Là tỷ giá mà ngân hàng sẽ chấp nhận mua ngoại hối
Tỷ giá bán: là tỷ giá mà ngân hàng sẽ đồng ý bán ngoại hối ra
Thông thường để có thể đảm bảo được lợi nhuận cho các ngân hàng thì tỷ giá bán bao giờ cũng lớn hơn tỷ giá mua.
Dựa vào kỳ hạn thanh toán
Tỷ giá giao ngay: là tỷ giá mà sẽ do các tổ chức tín dụng niêm yết tại thời điểm giao ngay hay do 2 bên đưa ra thỏa thuận với nhau. Việc thanh toán bắt buộc này phải thực hiện trong vòng 2 ngày kể từ ngày bạn cam kết.
Tỷ giá kỳ hạn: là tỷ giá mà do tổ chức tín dụng tự tính hoặc là thỏa thuận giữa 2 bên. Tuy nhiên tỷ giá này ẽ phải đảm bảo rằng nó nằm trong biên độ quy định về tỷ giá kỳ hạn của Ngân hàng nhà nước.
Vai trò của tỷ giá hối đoái với nền kinh tế hiện nay
So sánh sức mua của các đồng tiền: Tỷ giá hối đoái sẽ là công cụ rất hữu hiệu để bạn có thể tính toán và so sánh các giá trị nội tệ với giá trị ngoại tệ, giá cả hàng hóa trong nước và giá quốc tế, năng suất lao động trong nước so với năng suất lao động của quốc tế. Từ đó, sẽ giúp các bạn có thể tính toán được hiệu quả của các giao dịch ngoại thương, các hoạt động liên doanh với bên nước ngoài, vay vốn nước ngoài và hiệu quả từ các chính sách kinh tế đối ngoại của Nhà Nước.
Tỷ giá hối đoái cũng sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động xuất – nhập khẩu: Nếu như đồng tiền nội tệ mất giá (tỷ giá tăng) thì đồng nghĩa với việc giá cả hàng xuất khẩu của quốc gia đó cũng sẽ trở nên rẻ hơn dẫn đến sức cạnh tranh của các loại hàng hoá trên thị trường quốc tế sẽ được nâng cao hơn. Sự tăng lên của tỷ giá sẽ làm cho nền kinh tế thu được nhiều ngoại tệ hơn, từ đó sẽ giúp cho cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế sẽ được cải thiện.
Tỷ giá hối đoái cũng có sức ảnh hưởng tới tình hình lạm phát và cách tăng trưởng kinh tế: Khi mà sức mua nội tệ giảm (tỷ giá hối đoái tăng) làm giá hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn, sẽ dễ dẫn đến khả năng lạm phát cũng có thể xảy ra. Ngược lại nếu như khi tỷ giá hối đoái giảm (giá đồng nội tệ tăng lên), thì hàng nhập khẩu từ nước ngoài sẽ trở nên rẻ hơn. Từ đó tình hình lạm phát sẽ được kiềm chế nhưng lại dẫn tới sản xuất trở nên thu hẹp và tăng trưởng thấp.
KẾT LUẬN
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp và cung cấp cho các bạn cần thiết về tỷ giá hối đoái là gì và cách phân loại tỷ giá hối đoái. Chúc các bạn sẽ thành công.