Kinh tế vĩ mô (Macroeconomics) là gì?

Tintucthitruong.net – Kinh tế vĩ mô (Macroeconomics) là một môn đang được giảng dạy phổ biến ở hầu hết tại các trường đại học thuộc khối kinh tế. Thông qua môn học này các bạn sẽ biết được cách phân tích, nghiên cứu hoặc lựa chọn được những vấn đề kinh tế tổng thể. Từ đó sẽ có sự hiểu biết hơn về cách hoạt động của cả một nền kinh tế trong và ngoài nước.

Vậy Kinh tế vĩ mô (Macroeconomics) là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Kinh tế vĩ mô (Macroeconomics) là gì?

Kinh tế học vĩ mô hay là kinh tế tầm lớn (Macroeconomics), là một phân ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và hành vi của cả một nền kinh tế nói chung. Kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô là hai lĩnh vực bao quát nhất của kinh tế học.

Trong khi kinh tế học vi mô chủ yếu nghiên cứu về hành vi của các cá thể đơn lẻ, như công ty, hộ gia đình và cá nhân người tiêu dùng, kinh tế học vĩ mô lại nghiên cứu các chỉ tiêu cộng hưởng như GDP, tỷ lệ thất nghiệp, và các chỉ số giá cả để hiểu cách hoạt động của cả nền kinh tế.

Kinh tế vĩ mô (Macroeconomics) là gì?

Ngành học này được chia thành 2 khu vực nghiên cứu riêng cụ thể như sau:

  • Chu kỳ kinh tế: Phân tích, nghiên cứu các nguyên nhân và hậu quả của biến động ngắn đến tình hình tăng trưởng của một quốc gia nào đó.
  • Nghiên cứu những yếu tố tác động và yếu tố quyết định để nền kinh tế có thể tăng trưởng bền vững.

Bản chất của kinh tế vĩ mô (Macroeconomics) là gì?

Kinh tế vĩ mô nghiên cứu rộng hơn về tổng sản phẩm quốc dân, công ăn việc làm, lạm phát, thất nghiệp, đầu tư, tiết kiệm… Ngoài ra kinh tế vĩ mô còn nghiên cứu sự tương tác giữa các khía cạnh của nền kinh tế quốc dân. Chẳng hạn nó nghiên cứu sự tương tác giữa sự đầu tư vốn với tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân.

So sánh kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô

Kinh tế vi mô (microeconomics) là ngành của kinh tế học quan tâm nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng và doanh nghiệp cũng như quá trình xác định giá và lượng của các đầu vào nhân tố và sản phẩm trong các thị trường cụ thể.

Trong phân tích kinh tế vĩ mô, người ta nghiên cứu cách thức phân bổ nguồn lực kinh tế khan hiếm cho các mục đích sử dụng khác nhau và tìm cách phát hiện những yếu tố chiến lược, quyết định việc sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả.

Kinh tế vĩ mô (Macroeconomics) là gì?
Kinh tế vĩ mô (Macroeconomics) là gì?

Giống nhau

Mặc dù kinh tế học vi mô và vĩ mô đều nghiên cứu kinh tế trên những góc độ khác nhau nhưng đều là những bộ phận quan trọng tạo nên ngành kinh tế học, không thể chia cắt mà bổ sung cho nhau. Trong thực tiễn kinh tế và quản lý kinh tế, nếu chỉ giải quyết những vấn đề kinh tế vi mô, quản lý kinh tế vi mô hay quản lý sản xuất kinh doanh mà không có điều chỉnh cần thiết của kinh tế vĩ mô, quản lý nhà nước về kinh tế thì nền kinh tế sẽ bất ổn định và không thể phát triển được.

Khác nhau

Đầu tiên: Kinh tế vi mô nghiên cứu hành vi của từng cá thể, từng doanh nghiệp. Còn kinh tế vĩ mô nghiên cứu những vấn đề về sự phát triển của nền kinh tế xã hội.

Thứ 2: Kinh tế vi mô quan tâm đến mục tiêu kinh tế của từng cá nhân, từng doanh nghiệp. Còn kinh tế vĩ mô quan tâm đến mục tiêu kinh tế của cả một quốc gia.

Thứ 3: Phạm vi nghiên cứu của kinh tế vi mô là Các lý luận cơ bản cho kinh tế học như cung, cầu, giá cả, thị trường; Các lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng; Lý thuyết về hành vi của người sản xuất; Cấu trúc thị trường; Thị trường các yếu tố sản xuất: Lao động – vốn – Tài nguyên; Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường.

Các lý luận về trao đổi, phúc lợi kinh tế; Các lý luận về thất bại thị trường;… Còn phạm vi nghiên cứu kinh tế vĩ mô là Tổng sản phẩm, việc làm, lạm phát, tăng trưởng, chu kỳ kinh tế, vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ, …

Thứ 4: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của kinh tế vi mô là Phương pháp mô hình hoá; Phương pháp so sánh tĩnh; Phương pháp phân tích cận biên, …. Còn phương pháp nghiên cứu của kinh tế vĩ mô là sử dụng tích cực phương pháp mô hình hóa. Gần như mỗi một hiện tượng kinh tế vĩ mô lại được mô tả bằng một mô hình riêng với những giả thiết riêng

Thứ 5: Kinh tế vi mô hữu ích trong việc xác định giá của một sản phẩm cùng với giá của các yếu tố sản xuất (nguồn lao động, đất đai, nguồn vốn, doanh nghiệp, … trong nền kinh tế. Trong khi đó, kinh tế vĩ mô giúp Duy trì ổn định ở mức giá chung và giải quyết các vấn đề chính của nền kinh tế như: lạm phát, giảm phát, tỷ lệ thất nghiệp và đói nghèo nói chung.

Cuối cùng: Kinh tế vi mô lí giải cách thức các doanh nghiệp và các cá nhân đưa ra các quyết định về kinh tế. Còn kinh tế vĩ mô tìm hiểu để cải thiện kết quả hoạt động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Mối quan hệ giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô

Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô tuy khác nhau về bản chất nhưng đều là những nội dung quan trọng của kinh tế học, không thể chia cắt nhau, mà bổ sung cho nhau, tạo thành hệ thống kiến thức của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.

Thực tiễn đã chứng minh kết quả của kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào các hành vi của kinh tế vi mô. Nền kinh tế muốn phát triển phải phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp, các tế bào kinh tế, ngược lại hành vi của các doanh nghiệp, các tế bào kinh tế chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của kinh tế vĩ mô.

Đánh giá bài viết

4.5 / 5. Lượt đánh giá: 11

Comments are closed.

BÀI VIẾT KHÁC