Tintucthitruong.net – Hiện nay, một trong những vấn đề lớn nhất mà nền kinh tế đang phải đối mặt đó chính là lạm phát. Tuy nhiên, lạm phát thường sẽ không chỉ đơn thuần là một khái niệm vĩ mô mà còn trực tiếp tác động đến từng cá nhân và cũng là thành viên trong xã hội.
Vậy Lạm phát là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!
Lạm phát là gì?
Lạm phát là hiện tượng giá cả hàng hóa tăng lên so với một mốc thời gian cố định trong quá khứ khiến mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền . Thời gian thường được đo trong ngắn hạn, phần lớn so với một năm trước. So với các nền kinh tế khác, lạm phát là sự phá giá đồng tiền nội tệ so với các loại tiền tệ khác.
Tham khảo thêm: Chứng khoán phái sinh là gì?
Lạm phát được đo bằng cách theo dõi sự thay đổi giá cả của một lượng lớn hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế, thường dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức nhà nước, các liên đoàn lao động và các tạp chí kinh doanh. Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để thống nhất một mức giá trung bình. Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại so với thời điểm gốc.
Ví dụ về lạm phát: Trước đây giá thịt lợn trung bình chỉ khoảng 50.000VNĐ/kg nhưng giờ đây giá thịt lợn đã tăng lên 100.000VNĐ/kg, như vậy là lạm phát tăng lên 50% so với trước.
Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát được hiểu là sự giảm giá trị đồng tiền của quốc gia này so với đồng loại của quốc gia khác.
Đây là một hiện tượng kinh tế tự nhiên xảy ra ở tất cả nền kinh tế dùng tiền mặt để làm trung gian thanh toán. Đơn vị tính của là phần trăm (%). Hiện nay, lạm phát có 3 mức độ gồm:
- Tự nhiên: 0 – dưới 10%
- Phi mã: 10% đến dưới 1000%
- Siêu lạm phát: trên 1000%
Trên thực tế, các quốc gia chỉ kỳ vọng chỉ xảy ra khoảng 5% trở xuống là con số lý tưởng.
Phân loại lạm phát
Lạm phát là một hiện tượng kinh tế tất yếu và buộc phải có của nền kinh tế. Dựa theo mức độ lạm phát thì lạm phát được phân ra làm 3 loại:
Lạm phát vừa phải
Tỷ lệ lạm phát vừa phải trong khoảng từ dưới 10%/năm. Với tỷ lệ lạm phát này thì nền kinh tế xã hội vẫn hoạt động bình thường, đời sống nhân dân ổn định và ít rủi ro.
Lạm phát phi mã
Tỷ lệ lạm phát phi mã nằm trong khoảng từ 10% – dưới 1000%/năm. Tỷ lệ lạm phát này đã làm cho giá cả thị trường tăng nhanh và gây ra biến động kinh tế lớn. Khi đó người dân sẽ có xu hướng là tích trữ vàng bạc, hàng hoá, bất động sản, đồng thời hạn chế cho vay tiền với lãi suất bình thường.
Siêu lạm phát
Tỷ lệ siêu lạm phát vượt mức trên 1000%/năm. Tỷ lệ lạm phát này tăng nhanh và để lại hậu quả vô cùng lớn, vượt xa lạm phát phi mã. Khi xảy ra siêu lạm phát thì nền kinh tế của quốc gia sẽ rất khó để phục hồi trở lại như ban đầu. Tuy nhiên loại lạm phát này rất hiếm khi xảy ra.
Nguyên nhân của sự lạm phát
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát, trong đó “ lạm phát do cầu kéo” và “ lạm phát do chi phí đẩy” là 2 nguyên nhân chính.
- Lạm phát do cầu kéo: Khi nhu cầu của thị trường về mặt hàng tăng lên kéo theo sự tăng lên về giá cả và các loại hàng hóa khác hầu hết trên thị trường sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát do cầu kéo.
- Lạm phát do chi phí đẩy: Chi phí đẩy của doanh nghiệp bao gồm chi phí đầu vào như nguyên liệu, máy móc, tiền lương, bảo hiểm,..v..v. Khi giá cả một vài yếu tố sản xuất tăng lên kéo theo sự tăng lên về giá cả của sản phẩm nhằm đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Lạm phát do cầu thay đổi: Khi lượng cầu giảm với mặt hàng này nhưng lại tăng vơi mặt hàng khác. Trong trường hợp thị trường có nhà cung cấp độc quyền và cố định về giá, mặt hàng có lượng cầu giảm không giảm giá, còn mặt hàng tăng cầu tăng giá khiến mức giá chung tăng lên.
- Lạm phát do xuất khẩu: Khi xuất khẩu tăng, dẫn đến tổng cầu cao hơn tổng cung, khi đó sản phẩm thu gom cho xuất khẩu khiến hàng cung cho thị trường trong nước giảm, khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu trong nước. Mất cân bằng cung cầu dễ hình thành lạm phát.
- Lạm phát do nhập khẩu: Ngược lại với lạm phát do xuất khẩu, tổng cầu trong nước thấp hơn tổng cung gây mất cân bằng cung cầu.
- Lạm phát tiền tệ: Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, ví dụ như ngân hàng mua ngoại tệ để giữ đồng tiền trong nước không mất giá so với ngoại tệ hoặc ngân hàng trung ương mua công trái yêu cầu nhà nước.
Lạm phát được đo lường bằng cách nào?
Lạm phát được đo lường bằng cách dựa trên sự biến động giá cả của lượng lớn hàng hóa và dịch vụ ở trong một nền kinh tế. Số liệu này dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, các tạp chí kinh doanh, các liên đoàn lao động …
Giá cả của hàng hóa và dịch vụ sẽ được tổ hợp lại và đưa ra một chỉ số giá cả trung bình. Tỷ lệ lạm phát chính là tỷ lệ phần trăm mức tăng của chỉ số này.
Không có một phép đo chính xác nào cho tỷ lệ lạm phát bởi nó còn phụ thuộc vào tỷ trọng của mỗi hàng hóa trong chỉ số và phạm vi khu vực kinh tế thực hiện đo lạm phạm.
Hiện nay chỉ số để đo tỷ lệ lạm phát là CPI – chỉ số giá tiêu dùng để đo giá cả của lượng lớn một số loại hàng hóa và dịch vụ như: lương thực, thực phẩm, dịch vụ y tế… được mua bởi những người tiêu dùng thông thường.
Công thức:
Tỷ lệ lạm phát = (Giá trị chỉ số CPI cuối cùng / Giá trị CPI ban đầu) * 100
Kết luận
Trên đây là những thông tin về việc lạm phát là gì trên thị trường tài chính hiện nay. Chúc các bạn sẽ thành công nhé!