Lý thuyết Dow là gì? Nguyên lý, Ưu nhược điểm, Áp dụng vào thực tế

Lý thuyết Dow là gì?

Lý thuyết Dow là một phương pháp phân tích kỹ thuật cho giao dịch chứng khoán được đặt theo tên của Charles Dow, phóng viên đã thành lập Tạp chí Phố Wall và lần đầu tiên phát triển lý thuyết này vào cuối những năm 1860.

Lý thuyết Dow xem xét giá trị của các chỉ số chứng khoán chính như Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones và Chỉ số Trung bình Vận tải Dow Jones và dựa trên ba nguyên tắc cơ bản:

  1. Thị trường phản ánh mọi thông tin
  2. Có ba trạng thái chính trên thị trường: xu hướng tăng, xu hướng giảm và giá đứng yên
  3. Các chỉ số chứng khoán phải chứng thực lẫn nhau

Theo Lý thuyết Dow, xu hướng tăng của Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones sẽ được xác nhận khi:

  • Chỉ số Trung bình Vận tải Dow Jones cũng tăng.
  • Nếu Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones tăng trong khi Chỉ số Trung bình Vận tải Dow Jones giảm, thì đó không phải là một xu hướng tăng thực sự.
  • Ngược lại, nếu cả hai chỉ số đều giảm, đó là một xu hướng giảm. Khi giá đứng yên, không có xu hướng tăng hoặc giảm rõ ràng.

Lý thuyết Dow giải mã bí mật đằng sau xu hướng thị trường tài chính

Nguyên lý của lý thuyết Dow

Nguyên lý 1: giá sẽ phản ánh tất cả

Mọi tin tức, lạm phát, lãi suất, động đất, thiên tai, dịch bệnh… đều được phản ánh vào giá thị trường. Để đầu tư hay giao dịch, chúng ta không cần biết quá nhiều về kiến thức mà chỉ cần tập trung vào giá, giá được thể hiện trên biểu đồ, từ việc phân tích biểu đồ phân tích kỹ thuật.

Phân tích kỹ thuật chỉ là công cụ để  mỗi một quyết định chúng ta cần phải cân nhắc giữa rủi ro và lợi nhuận xem có đáng để đưa ra quyết định hay không, không có nghĩa bạn biết phân tích kỹ thuật là có thể giao dịch được.

Nguyên lý 2: Nền tảng xác định xu hướng bao gồm xu hướng tăng và xu hướng giảm đều có xu thế cấp 1 và cấp 2

Ví dụ: xu thế cấp 1 đơn giản là những đợt sóng tăng, xu thế cấp 2 là những đợt giảm hồi. Xu hướng tăng xảy ra khi mà xu thế cấp 1 tạo ra những đỉnh cao hơn phá qua đỉnh trước đó => xu hướng tăng gồm nhiều cấu trúc tăng phá đỉnh đi lên. Ngược lại xu hướng giảm là xu hướng có nhiều cấu trúc giảm phá đáy đi xuống.

Xu hướng tăng sẽ kết thúc khi nào? xu hướng tăng sẽ chuyển qua xu hướng giảm khi giá phá vỡ “đáy tạo nên đỉnh cao nhất”

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm

  • Dự đoán xu hướng thị trường: Lý thuyết Dow được sử dụng để dự đoán xu hướng thị trường dài hạn. Các nhà đầu tư có thể sử dụng các nguyên tắc cơ bản của Lý thuyết Dow để đưa ra các quyết định đầu tư sáng suốt.
  • Không cần sử dụng các chỉ báo: Lý thuyết Dow không gắn liền với các chỉ số hoặc con số cụ thể. Thay vào đó, nó dựa trên việc phân tích biểu đồ giá cổ phiếu và xu hướng chung của thị trường.
  • Dễ hiểu và dễ áp ​​dụng: Lý thuyết Dow được xây dựng trên các nguyên tắc đơn giản và dễ hiểu. Điều này làm cho nó dễ dàng áp dụng và sử dụng cho các nhà đầu tư mới làm quen.
  • Phân tích thị trường toàn diện: Lý thuyết Dow không chỉ phân tích giá cổ phiếu của một công ty mà còn phân tích xu hướng chung của thị trường để giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư chính xác.
  • Thích ứng với các điều kiện thị trường khác nhau: Lý thuyết Dow có thể được áp dụng cho nhiều thị trường khác nhau và thích ứng với các điều kiện thị trường khác nhau. Nó không gắn liền với một ngành hoặc khu vực địa lý cụ thể.

Nhược điểm

Mặc dù Lý thuyết Dow có nhiều ưu điểm nhưng nó cũng có một số nhược điểm, bao gồm:

  • Không cung cấp chi tiết về mức độ tác động của các yếu tố: Lý thuyết Dow chỉ cung cấp cho người đọc cái nhìn toàn diện về xu hướng chung của thị trường chứ không giải thích rõ ràng các yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội ảnh hưởng đến xu hướng này.
  • Không cập nhật thường xuyên: Lý thuyết Dow chỉ phù hợp để dự đoán xu hướng dài hạn của thị trường, do đó xu hướng ngắn hạn của thị trường không thể được cập nhật thường xuyên.
  • Không áp dụng cho các thị trường mới: Lý thuyết Dow, dựa trên phân tích các chỉ số thị trường chứng khoán truyền thống của Hoa Kỳ, không áp dụng cho các tổ chức thị trường mới hoặc khác về cấu trúc và quy định.
  • Dự báo định giá không chính xác: Lý thuyết Dow không cung cấp một phương pháp cụ thể để định giá cổ phiếu, vì vậy dự báo giá cổ phiếu có thể không chính xác lắm.

Áp dụng thực tếlý thuyết Dow

Áp dụng thực tếlý thuyết Dow

Ở hình trên các bạn thấy thị trường đang có một xu hướng giảm rõ rệt, tạo thành 3 vùng cản của phe bán ( 3 đường màu trắng) , và ở dưới đáy cuối cùng, các bạn thấy có 1 cây nến phá qua đỉnh trước đó, chúng ta có thể nhận định áp dụng lý thuyết down xu hướng có thể sẽ đảo chiều, các bạn có thể vào lệnh ở vùng đỉnh cũ khi sóng phá qua. stoploss ở phí đáy và takeprofit ở những đỉnh phía trên, cùng xem kết quả thị trường chạy nhé.

Có nên áp dụng lý thuyết dow một cách cứng nhắc?

Trên thực tế, để ra được mô hình đẹp theo lý thuyết dow rất hiếm. Điển hình như trường hợp bên dưới, thị trường đang có xu hướng tăng, sau đó phe bán nhảy vô tạo thành 2 vùng cản phe bán, theo lý thuyết dow ở đoạn khung màu trắng, giá phá đáy 1 tạo nên đỉnh cao nhất xuống dưới vùng cản 2 của phe mua giá lại bật lên tiếp và sau đó tiếp tục đi lên tăng giá mà không đảo chiều.

Có nên áp dụng lý thuyết dow một cách cứng nhắc?

 

Như vậy ở đoạn phá giá khung màu trắng không thể coi đó là một xu hướng giảm có thể đảo chiều một xu hướng tăng trước đó, trong nhiều trường hợp chúng ta không t thể biết rõ ràng đáy nào tạo nên đỉnh cao nhất

Trong một trường hợp khác nếu áp dụng cứng nhắc lý thuyết dow

Thị trường đang tron một xu hướng tăng, các bạn xác định đáy tạo ra đỉnh cao nhất, nhưng sau đó giá bên phe bán phá qua đáy, theo lý thuyết dow thì đây là tín hiệu đảo chiều tạo xu hướng giảm. Tuy nhiên sau đó thị trường lại tạo ra một xu hướng tăng đi lên

Lý do thị trường không chạy theo lý thuyết dow? Lý thuyết dow không đề cập sự liên quan giữa các khung giao dịch như H1, H4, D1 v.v… có thể ở khung này phe bán hoặc phe mua đang chiếm ưu thế, nhưng ở khung lớn hơn thì phe bán tăng mạnh hoặc phe mua tăng mạnh.

Khắc phục lý thuyết dow bằng cách các bạn sử dụng những khung giao dịch lớn hơn, để có thể nhận định phe bán hoặc phe mua, phe nào đang chiếm ưu thế

Ví dụ khung H1, khi giá phá qua vùng cản 1, theo lý thuyết dow sẽ đảo chiều tạo xu hướng giảm, nhưng thực ra phe bán đang chiếm ưu thế hơn phe mua ở thời điểm hiện tại khung H1, phe bán thành công lần 1, nhưng nếu bật qua khung H4 hoặc khung D thì tổng thể lực của phe mua đang tăng mạnh, dù phá qua đáy 1 (đáy tạo đỉnh cao nhất) thì khi xuống những vùng cản của phe mua tiếp theo, phe mua lại tiếp tục lao vào và giá lại tiếp tục bị đẩy lên.

Điều quan trọng trước khi vào lệnh? các bạn phải trả lời được câu hỏi,” ở thời điểm hiện tại, giữa phe bán và phe mua, phe nào đang chiếm ưu thế?”

Ví dụ trong trường hợp trên phe mua đang chiếm ưu thế khi co nhỏ biểu đồ trên tổng thể, khung màu trắng phe bán chiếm ưu thế trong ngắn hạn, khi phe bán về những vùng cản của phe mua thì lại tiếp tục bị phe mua đẩy lên, và thị trường không hề đảo chiều như thế lý thuyết dow

Áp dụng thực tế

Khi các bạn vẽ ra các vùng cản của phe mua, mặc dù phe bán phá qua đáy gần nhất và sập xuống đáy 2, nhưng so với tổng thể lực phe mua đang rất mạnh và chiếm ưu thế, nên giá có thể chạm ở những vùng cản rồi tiếp tục bật lên chứ không bị đảo chiều như theo lý thuyết down.

Khi giá chạm vào những vùng cản của phe bán đều có những phản ứng giá , và xuống dưới vùng cản phe mua giá đều bị bật lên lại, đó là cách thực sự thị trường di chuyển dựa theo quy luật mua và bán và nương vào xu hướng đó để tìm những điểm vào tốt nhé.

Tóm tắt

  • Theo dõi các xu hướng chính: Lý thuyết Dow cho biết sẽ có ba xu hướng chính trên thị trường: xu hướng tăng, xu hướng giảm và đi ngang. Theo dõi những xu hướng này là rất quan trọng để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.
  • Xác định các đỉnh và đáy: Theo Lý thuyết Dow, các đỉnh và đáy trên biểu đồ giá là những chỉ báo quan trọng về sự thay đổi của xu hướng. Các đỉnh và đáy này thường được sử dụng để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự.
  • Sử dụng các chỉ báo kỹ thuật: Ngoài việc theo dõi xu hướng chính, việc sử dụng các chỉ báo kỹ thuật như MACD, RSI, Bollinger Bands cũng rất hữu ích để xác định xu hướng và các điểm mua bán.
  • Xác định điểm vào lệnh: Lý thuyết Dow tin rằng việc xác định điểm vào lệnh là quan trọng nhất khi đầu tư. Điểm vào và điểm ra nên dựa trên các chỉ báo kỹ thuật, xu hướng chính và các đỉnh và đáy trên biểu đồ giá.
  • Điều chỉnh các quyết định đầu tư: Nếu thị trường đi ngược lại dự đoán của bạn, hãy chuẩn bị để điều chỉnh các quyết định đầu tư của bạn. Các nhà đầu tư thành công luôn linh hoạt và có khả năng thích ứng với những thay đổi trên thị trường.

 

Đánh giá bài viết

4 / 5. Lượt đánh giá: 1

guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT KHÁC