Tin tức thị trường – Tài khoản đối ứng thường sẽ được hiểu như là những khoản phát sinh giữa bên nợ và bên có. Đối ứng tài khoản là 1 phương pháp nhằm để kiểm tra được những thông tin, quá trình luân chuyển của hầu hết các đối tượng kế toán theo những mối quan hệ đang được phản ứng trong từng nghiệp vụ kế toán.
Vậy có các quan hệ đối ứng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Các quan hệ đối ứng khác nhau của tài khoản kế toán
Trong lĩnh vực kế toán, tài khoản kế toán sẽ có những quan hệ đối ứng khác nhau, bao gồm: Quan hệ đối ứng tài khoản cơ bản và quan hệ đối ứng kế toán trung gian, cụ thể:
Tham khảo thêm: Tài khoản đối ứng (Contra Account) là gì?
Quan hệ đối ứng tài khoản cơ bản
Đầu tiên là quan hệ đối ứng với các tài khoản cơ bản. Với các quan hệ tài khoản đối ứng cơ bản sẽ bao gồm 4 dạng đối ứng như sau:
- Tài sản tăng – giảm: Đây là mối quan hệ xảy ra khi một tài sản tằng và tài sản tương ứng giảm giá trị. Dạng nghiệp vụ đối ứng này chỉ xảy ra khi có những ảnh hưởng trong nội bộ của tài sản. Tuy nhiên quan hệ này sẽ chỉ thay đổi khi kết cấu tài sản không bị thay đổi.
- Nguồn vốn tăng – nguồn vốn giảm: Mối quan hệ này xảy ra khi một nguồn vốn tăng và nguồn vốn tương ứng giảm. Các nghiệp vụ kế toán lúc này sẽ làm thay đổi kết cầu của nguồn vốn chứ không làm thay đổi tổng số vốn.
- Tài sản tăng – nguồn vốn tăng: mối quan hệ này làm tăng trưởng quy mô nguồn vốn, tài sản lên một lượng nhất định. Tuy nhiên, sự cân bằng giữa nguồn vốn và tài sản thường sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều.
- Tài sản giảm – nguồn vốn giảm: mối quan hệ này sẽ làm giảm tăng trưởng nguồn vốn. Trong đó, các tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ giảm cùng nhau. Nhưng tổng số tài sản của doanh nghiệp vẫn ở mức cân bằng.
Quan hệ đối ứng kế toán trung gian
Với tài khoản đối ứng trong kế toán, bên cạnh các quan hệ cơ bản, vẫn còn đó các quan hệ đối ứng trung gian. Trong đó có thể kể tới như:
- Giảm tài sản, phát sinh chi phí.
- Tăng tài sản, phát sinh thu nhập.
- Giảm vốn, phát sinh thu nhập.
- Tăng vốn, phát sinh chi phí.
Đây là một số mối quan hệ đối ứng tài khoản trung gian cơ bản mà các kế toán viên cần nắm được. Tuy nhiên, nó chủ yếu chỉ liên quan tới các đối tượng tài sản, vốn, doanh thu, chi phí bỏ ra của doanh nghiệp.
Cách thức thể hiện quan hệ đối ứng trong sổ kép
Một khi bộ phận kế toán đã xác định được một nghiệp vụ bất kỳ nằm trong các mối quan hệ đối ứng nào thì sẽ phải ghi chép các hoạt động nghiệp vụ đó vào sổ sách kế toán để có thể phản ánh nghiệp vụ kế toán phát sinh với tối thiểu 2 tài khoản nhất định theo cùng quan hệ đối ứng. Cách thức thể hiện quan hệ đối ứng trong sổ kép căn cứ dựa trên nguyên tắc ghi sổ kép và trùng từ ghi sổ kép.
Cụ thể:
Nguyên tắc ghi sổ kép
Để có thể cập nhật rõ ràng các nghiệp vụ quan hệ đối ứng khác nhau. Bộ phận kế toán cần phải tuân thủ các nguyên tắc cập nhập sổ kép như sau:
- Cần phải cập nhật đồng thời 2 dạng tài khoản kế toán trở lên trong nghiệp vụ phát sinh.
- Phải ghi đúng mối quan hệ đối ứng của nghiệp vụ kế toán.
- Các tổng số tiền phát sinh của bên nợ luôn bằng tổng số tiền phát sinh của bên có đối với các tài khoản có phát sinh quan hệ đối ứng tài khoản.
Trùng từ ghi sổ kép
Để cập nhật quan hệ đối ứng tài khoản, các kế toán viên cần phải tuân theo đúng trình tự như sau:
- Đầu tiên, bộ phận kế toán cần xác định đúng thời điểm ghi sổ kép, giá trị ghi sổ. Tùy thuộc vào các thỏa thuận mua bán mà những nghiệp vụ kế toán này được ghi sổ cho đến khi khách nhận được hàng.
- Tiếp theo, các kế toán viên cần xác định rõ những nghiệp vụ phát sinh nào được ghi vào mục nợ, những nghiệp vụ nào được ghi vào mục có với số tiền tương ứng trong mỗi tài khoản.
- Cuối cùng, kế toán viên cần mở đủ tài khoản để có thể ghi rõ các định khoản nhất định.
Kết luận
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây về những mối quan hệ đối ứng trong tài khoản kế toán đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại tài khoản này nhé! Chúc các bạn ngày mới thành công!