Tin tức thị trường – Để có thể tiến hành trao đổi và mua bán ở trên chứng khoán, các nhà đầu tư không tự tìm đến nhau một cách nhanh chóng nếu như không có một môi trường giao dịch tập trung. Sàn chứng khoán nói chung và sàn Upcom nói riêng sẽ là 1 nơi diễn ra được hầu hết mọi hoạt động liên quan đến đầu tư chứng khoán.
Vậy Có nên giao dịch chứng khoán trên sàn Upcom không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!
Điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán Upcom
Sàn UPCOM là sàn chứng khoán lớn thứ 3 do đa số các công ty không được niêm yết trên 2 sàn HNX và HOSE sẽ lên sàn này. Đây được xem là một trong những sàn chứng khoán đại chúng cho phép các công ty chưa đủ điều kiện niêm yết hoặc bị hủy niêm yết hoạt động giao dịch.
Và điều kiện để các cổ phiếu được lên 2 sàn lớn HOSE và HNX phải trải qua tối thiểu 2 năm chào bán ra công chúng trên sàn UPCom
Hiện nay số lượng các công ty muốn niêm yết trên sàn Upcom nhiều nên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đưa ra các quy định rõ ràng như sau:
- Về vốn điều lệ: Công ty muốn niêm yết cổ phiếu trên sàn Upcom tính từ thời điểm chào bán phải có trên 10 tỷ đồng vốn điều lệ với giá trị đúng trên sổ kế toán.
- Năm liền trước năm đăng ký chào bán ra đại chúng phải có lãi và không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán.
- Hoạt động chào bán và niêm yết cổ phiếu với các phương án và cách dùng vốn thu được của công ty đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Tham khảo: Sàn Upcom là gì? 3 nhóm cổ phiếu trên sàn Upcom bạn nên biết
Cách thức giao dịch trên sàn Upcom
Để có thể thu được lợi nhuận, trở thành nhà đầu tư “triệu đô” trên sàn Upcom, bạn cần phải tìm hiểu rõ về các cách thức giao dịch trên sàn Upcom. Cụ thể:
Hình thức giao dịch
Sẽ có hai hình thức thỏa thuận cho các nhà đầu tư, bao gồm:
- Thỏa thuận thông thường: Bên mua và bên bán sẽ thỏa thuận với nhau về khối lượng giá mua bán cổ phiếu. Sau đó công ty chứng khoán nhập kết quả giao dịch vào hệ thống đầy đủ.
- Thỏa thuận điện tử: Đại diện bên giao dịch sẽ nhập lệnh và điều kiện đưa ra, chọn lệnh đối ứng theo đúng mục đích giao dịch.
Thời gian giao dịch
Sàn Upcom có quy định cụ thể về thời gian giao dịch trong ngày:
- Buổi sáng bắt đầu từ 9h đến 11h30
- Buổi chiều bắt đầu từ 13h30 đến 15h
Đơn vị giao dịch
Sàn Upcom chia cổ phiếu ra thành những lô khác nhau:
- Lô chẵn: 100 cổ phiếu và bội số của 100. Vd: 200, 1.500, 10.300 … Bạn sẽ thấy nó hiển thị ở bản điện tử nếu bạn đặt lệnh
- Lô lẻ: 1-99 cổ phiếu, thường nếu NĐT bán lô lẻ thì bạn mới mua lô lẻ được. Lô lẻ không khớp được với lô chẵn. Nên lô lẻ thường không có tính thanh khoản. Chỉ nên đặt mua lô chẵn.
- Bước giá: 100 đồng. Tức là đặt 15.600 thì được, đặt 15.650 đồng thì không được
Về lô chẵn
Ở ảnh trên, bạn sẽ thấy chỉ hiện thị lô chẵn. Tuy nhiên đã lược bỏ bớt 1 số 0 cho dễ nhìn.
Ví dụ bên bán: Giá 1 là 12.00 và KL1 là 23,20. Điều này được hiểu là cổ phiếu BSR đã có sẵn hàng để bán có số lượng cổ phiếu là 23.200 cổ phiếu với giá 12.000 đồng. Tương tự với các mức giá và số lượng cổ phiếu đang sẵn sàng để bán hay mua khác.
Về lô lẻ
Như bạn thấy, vì sàn Upcom có bán lô lẻ nên ở phần khớp lệnh giao dịch, tổng cộng giao dịch có các con số lẻ (dưới 100 cổ phiếu). Lô lẻ là rất khó mua bán, và thường khi bán không được giá như lô chẵn. Nên khuyến khích nhà đầu tư không nên mua lô lẻ.
Ví dụ ngày 08/07 có: Khối lượng khớp lệnh là 640,079 có số lẻ là 79 ở cuối.
Về bước giá
Bước giá ở sàn Upcom là 100 đồng nên bạn sẽ không thấy sàn Upcom giá như 11.75 đồng. Điều này cho thấy về bước giá sàn Upcom khác với sàn HOSE.
Lưu ý về chỉ số Upcom Premium
Chỉ số Upcom Premium chỉ có trên sàn Upcom, nó là cơ sở để lọc ra một rổ các cổ phiếu tốt nhất trên thị trường. Chỉ số này được trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội tạo ra với những yêu cầu đánh giá rất nghiêm ngặt. Để được lựa chọn vào rổ chỉ số Upcom Premium, tổ chức phát hành phải đảm bảo những tiêu chí về kinh tế tài chính cũng như luật pháp quy định tại Trung tâm chứng khoán.
Theo đó:
- Công ty cần có vốn điều lệ từ 120 tỷ trở lên, tình hình kinh doanh có lãi, không lỗ lũy kế trong những năm liền kề. Hoặc có vốn điều lệ từ 30 tỷ trở lên, cùng với tỷ lệ lợi nhuận sau thuế chia cho vốn chủ sở hữu lớn hơn 5%, đảm bảo không lỗ lũy kế.
- Công ty thực hiện kế toán, kiểm toán độc lập, công bố báo cáo tài chính công khai của năm tài chính gần nhất trong thời gian quy định cụ thể.
Sàn Upcom sau khi đưa ra danh sách những cổ phiếu thuộc rổ chỉ số Upcom Premium, lại chia ra thành 3 nhóm nhỏ khác là UpCom Large, Upcom Medium và Upcom Small như đã nói ở trên.
Có nên giao dịch chứng khoán trên sàn Upcom không?
Đầu tiên chúng ta có thể thấy được giá chứng khoán của sàn Upcom sẽ thấp hơn so với những sàn như HOSE, HNX,… Nên bạn có thể nắm giữ được chứng khoán tốt với giá hời.
Thứ hai, sàn Upcom ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều nhà đầu tư lựa chọn khi có nhu cầu giao dịch, mua bán cổ phiếu.
Một số cổ phiếu có giá trị cao hiện đang được giao dịch trên sàn Upcom như:
- Cổ phiếu công ty SDI – Công ty CP và phát triển Đô thị Sài Đồng, hiện đang quản lý rất nhiều dự án khủng của Vingroup như Vinhomes Riverside, Vinhomes Gardenia,…
- Công ty CP Masan và công ty tiêu dùng Masan – các công ty con của tập đoàn Masan. Sở hữu cổ phiếu của những doanh nghiệp này sẽ mang lại cho bạn một khoản lợi lớn.
KẾT LUẬN
Với những kiến thức tài chính về sàn Upcom đã giúp cho các bạn trader nắm rõ hơn được những thông tin về loại sàn giao dịch này. Chúc các bạn sẽ thành công nhé!