Sàn Upcom là gì? 3 nhóm cổ phiếu trên sàn Upcom bạn nên biết

Tin tức thị trường – Vẫn còn rất nhiều nhà đầu tư đang thắc mắc về sự tồn tại của các công ty đang được niêm yết trên sàn chứng khoán, vì sao lại có công ty đang niêm yết, những công ty cũng hoạt động kinh doanh khá tốt nhưng lại vẫn chưa có dấu hiệu lên sàn. Khi nói đến một nơi tập trung về thị trường chứng khoán với khối lượng khổng lồ trên thị trường, thì chắn chắn không thể bỏ qua sàn Upcom – sàn giao dịch đang nổi tiếng hiện nay.

Vậy Sàn Upcom là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Sàn Upcom là gì?

Sàn chứng khoán Upcom là nơi giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa được niêm yết (tiếng Anh: Unlisted Public Company Market – UPCoM) thuộc trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Upcom là sàn giao dịch “trung chuyển”, được thiết lập để khuyến khích các công ty chưa niêm yết tham gia vào thị trường chứng khoán.

Sàn Upcom là gì?

Công ty tham gia vào sàn UPCom phải là công ty đại chúng chưa niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán và chứng khoán phải được đăng ký lưu ký ở trung tâm lưu ký (VSD).

Sàn UpCoM ra đời vào ngày 01/01/2009, lúc mới đầu chỉ có khoảng 10 doanh nghiệp tham. Tuy nhiên, sau nhiều năm hoạt động, đến nay sàn UPCoM đã có hơn 500 cổ phiếu, vượt qua cả sàn HOSE và HNX về số lượng doanh nghiệp tham gia.

Các công ty đại chúng thực hiện đăng ký giao dịch trên sàn Upcom cần phải chú ý đáp ứng được 2 điều, đó là:

  • Công ty đại chúng không niêm yết tại sàn giao dịch HOSE và sàn HNX.
  • Chứng khoán của công ty phải đăng ký lưu ký tại trung tâm lưu ký đầy đủ (VSD)

Khi giao dịch trên sàn Upcom, tức nhà đầu tư có sự giao dịch tập trung và có sự quản lý, nên được sự bảo vệ của pháp luật. Khi giao dịch ở sàn Upcom cũng yêu cầu về thông báo thông tin nhất định như BCTC hàng năm. Nhưng phải nói rằng độ minh bạch và tính công khai và chất lượng doanh nghiệp còn thua xa HNX, đặc biệt là HOSE

Tuy nhiên, Upcom là bộ duyệt tốt, là bước đệm của cổ phiếu niêm yết trên sàn chính HOSE và HNX.

Xem thêm: Có nên giao dịch chứng khoán trên sàn Upcom không?

Các doanh nghiệp niêm yết trên sàn Upcom

Sàn Upcom hiện tại có số lượng doanh nghiệp niêm yết trên đó lớn nhất (Chiếm 50% với hơn 800 mã, trong tổng số 3 sàn).

Tính thanh khoản của nhiều cổ phiếu còn rất thấp, thậm chí là không có thanh khoản. Nhưng vẫn có những mã cổ phiếu hàng khủng được niêm yết tại sàn Upcom. Trước đây có Tổng công ty hàng không Việt Nam mã HVN (Vietnam Airlines) niêm yết tại sàn Upcom, trước khi chuyển lên sàn HOSE vào ngày 07/05/2019.

Hiện tại còn rất nhiều hàng khủng, cũng như những doanh nghiệp nổi tiếng vẫn còn niêm yết tại sàn Upcom. Như:

  • SDI: Công ty lớn do Vingroup nắm giữ 94%, và đang quản lý các dự án như Vinhomes Riverside, Vinhomes Gardenia…
  • CTCP Tài nguyên Masan (Masan Resources – MSR) và CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer – MCH): Hàng những công ty con thuộc hàng khủng của tập đoàn Masan.
  • Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Mã VGI): Đây là công ty phụ trách đầu tư của Viettel ra nước ngoài, như các mạng viễn thông ở Campuchia, Lào, Haiti…

Những doanh nghiệp tên tuổi khác mà bạn có thể biết như:

  • CTCP Viễn thông FPT (FOX): Cung cấp mạng cáp quang FPT
  • CTCP Đường Quảng Ngãi (QNS): Chủ của thương hiệu Sữa đậu nành Vinasoy, Fami
  • CTCP Tập đoàn Lộc Trời (LTG), làm trong lĩnh vực nông nghiệp, khá nổi ở miền Tây
  • Tổng CTCP May Việt Tiến (VGG): Với các thương hiệu áo quần Việt Tiến dành cho dân công sở.
  • CTCP lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR): chuyên về quản lý và vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quốc.

Sàn Upcom có những ưu điểm gì?

Sàn giao dịch Upcom có một số lượng nhà đầu tư tham gia thuộc top đầu của Việt Nam, chứng tỏ sàn giao dịch này có rất nhiều ưu điểm nổi bật Cụ thể là:

  • Sàn Upcom hoạt động công khai, minh bạch cam kết mang lại sự an toàn và uy tín cho khách hàng. Dưới sự giám sát, quản lý trực tiếp từ trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, sàn Upcom được đánh giá tốt hơn so với sàn OTC.
  • Nhà đầu tư có thể tiếp cận đến rất nhiều doanh nghiệp tốt thông qua cổng thông tin của sàn HNX, vì sự liên kết chặt chẽ của hai sàn này mà quá trình giao dịch tập trung diễn ra nhanh chóng và dễ dàng, an toàn cho cả người bán lẫn người mua.
  • Việc giao dịch cổ phiếu qua hệ thống sàn được thực hiện đơn giản và an toàn cho cả người mua – người bán
  • Khi đưa cổ phiếu lên sàn Upcom tốt hơn với các công ty chưa từng niêm yết hiểu hơn về chứng khoán. Đồng thời các công ty có cơ hội tiếp cận với các nhà đầu tư khác rộng rãi hơn, thuận lợi cho việc niêm yết lên sàn chứng khoán HNX hoặc HOSE sau này.

Nhược điểm khi tham gia sàn chứng khoán Upcom

Tuy nhiên, sàn chứng khoán Upcom vẫn còn một số hạn chế cho các nhà đầu tư. Bao gồm:

  • Tính rủi ro của chứng khoán tại sàn Upcom cao hơn so với những sàn khác. Cũng vì vậy mà mức giá giao dịch khá thấp. Nhà đầu tư vẫn có thể kiếm được tiền lời nếu chịu nghiên cứu và tìm hiểu kỹ.
  •  Một số mã chứng khoán không còn giao dịch, tính thanh khoản thấp.
  •  Sàn Upcom thích hợp để đầu cơ hơn là đầu tư. Bởi biên độ giao động của sàn là cộng trừ 15%. Trong khi các sàn HNX là cộng trừ 10% và sàn HOSE là cộng trừ 7.5%.
  •  Nếu so sánh với hai sàn lớn là HOSE và HNX thì tiêu chuẩn của sàn Upcom thấp hơn.

3 nhóm cổ phiếu trên sàn Upcom bạn nên biết

3 nhóm cổ phiếu trên sàn Upcom bạn nên biết

Để nâng cao chất lượng cổ phiếu giao dịch sàn Upcom, thì Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, tạo ra rổ chỉ số Chỉ số Upcom Premium với những yêu cầu nghiêm ngặt và đánh giá cao hơn hẳn so với mặt bằng cổ phiếu Upcom. Các cổ phiếu được lựa chọn vào rổ chỉ số UPCoM Premium phải đáp ứng các tiêu chí về tình hình tài chính và ý thức tuân thủ quy định pháp luật về công bố thông tin trên TTCK.

Để thuận lợi cho nhà đầu tư quan sát, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, chia các mã chứng khoán ở sàn Upcom theo 3 nhóm dựa vào qui mô. Gồm: UPCoM Large, UPCoM Medium, UPCoM Small.

  • Upcom Large: là nhóm tập hợp những cổ phiếu của tổ chức phát hành có vốn chủ sở hữu ít nhất là 1.000 tỷ đồng.
  • Upcom Medium: gồm những cổ phiếu có vốn chủ sở hữu từ 300 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng.
  • Upcom Small: gồm những cổ phiếu có vốn chủ sở hữu từ 10 tỷ đồng đến dưới 300 tỷ đồng.

3 nhóm cổ phiếu ở sàn Upcom nói trên được chia ra dựa theo quy mô của doanh nghiệp phát hành. Những công ty càng lớn, cổ phiếu của họ sẽ càng có giá trị và duy trì tăng trưởng trong dài hạn, ít biến động. Các công ty nhỏ hơn mặc dù giá trị cổ phiếu thấp, tuy nhiên thu nhập của cổ đông sẽ có sự đột phá nhanh chóng.

Vì vậy lựa chọn sở hữu cổ phiếu nào cho phù hợp với mục tiêu đầu tư của mình là điều rất quan trọng.

KẾT LUẬN

Nếu các bạn vẫn còn đang thắc mắc sàn Upcom là gì, thì những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ trên đây có thể sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn đấy!

Đánh giá bài viết

5 / 5. Lượt đánh giá: 1

guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT KHÁC