Sự thật sàn Fullerton markets lừa đảo có thật không?

Tintucthitruong.net – Fullerton markets có phải là một sàn forex uy tín không? Sàn Fullerton markets có lừa đảo người chơi không? Sàn Fullerton markets đang dính phốt như thế nào?

Để trả lời cho các câu hỏi trên, chúng tôi sẽ trình bày theo bài viết dưới đây để các bạn có thể dễ hiểu hơn về sàn Fullerton markets lừa đảo như thế nào nhé!

Tổng quan về Fullerton markets

Fullerton Markets Limited được thành lập vào 2005 (New Zealand) giao dịch dưới thương hiệu Fullerton Markets, được quản lý bởi Cơ quan Thị trường Tài chính (FMA). Tuy nhiên, vào năm 2018, nhà môi giới này đã chuyển toàn bộ hoạt động kinh doanh từ thực thể NZ Fullerton Markets Limited (FML) sang một công ty nước ngoài mới thành lập có tên Fullerton Markets International Limited (FMIL). Sau này được đăng ký tại Saint Vincent & Grenadines, một điểm đến nổi tiếng bởi nhiều sàn ngoại hối được thành lập tại đây.

Tổng quan về Fullerton markets

Tham khảo thêm: Có nên giao dịch chứng khoán trên sàn Upcom không?

Lý do khiến cho nhiều nhà đầu tư tìm thấy được nhiều bài viết về “sàn Fullerton Markets lừa đảo” đó chính là do sàn vẫn chưa có được giấy phép từ các tổ chức trong ngành để tạo niềm tin nơi nhà đầu tư. Và điều này hoàn toàn có căn cứ. Hãy theo dõi tiếp ngay sau đây để tìm câu trả lời ngay nhé!

Chiêu trò lừa đảo của sàn Fullerton markets trader nên tránh xa

Sau khi nhà đầu tư nghe theo mở tài khoản và giao dịch thì thường được tư vấn trade “khô máu” luôn, nghĩa là đánh volume cực lớn, chỉ có thể chịu đựng được vài giá là cháy tài khoản, trong lúc gần chết cháy thì lại bảo bơm vốn để giữ.

Đây là thảm cảnh thường gặp ở mấy sàn lởm. Sau đây là thủ đoạn của sàn tiêu biểu Fullerton markets mới trót lọt đầu tháng 8/2019 và còn rất nhiều sàn đang dùng chiêu trò tương tự để hút máu khách hàng.

Diện cớ vi phạm chính sách khi nhà đầu tư trade thắng

Sàn kiểu này khi thấy khách thắng lớn, nhân tài khoản nhờ dự đoán đúng xu hướng thì giở trò, bảo là vi phạm điều khoản và xóa sạch lịch sử giao dịch.

Và đây là cái điều khoản tào lao của nó bịa ra hết sức chung chung để khách không hiểu nỗi và bỏ qua trong lúc đăng ký.

Lệnh giao dịch mua cổ phiếu được thực hiện vào Phiên Mỹ như quy định, không hề có sự kiện gì đặc biệt và nhà đầu tư chỉ thực hiện duy nhất một lệnh BUY

Thủ đoạn của bọn này là dụ khách mở tài khoản và tư vấn trade xong chơi trò tung hứng, khi khách yêu cầu rút tiền, liên hệ thì văn phòng bảo nhân viên cũ nghĩ làm rồi nên thay người khác hỗ trợ.

Bọn mới vào thì bảo là yêu cầu rút tiền vi phạm chính sách “Chống rửa tiền”nên chỉ trả trước 10%. Sau đó đá khách qua đồng bọn của nó, gọi là team Kỹ thuật để tư vấn. Bọn Kỹ thuật đó bảo rằng số tiền vốn còn lại phải tiếp tục Trade 4,5 lot thì mới cho rút tiếp 10%.

Sau đó xúi khách phang lệnh 4,5 lot mua cổ phiếu Boeing ngay đỉnh với ý đồ cho cháy để khỏi rút.

Đặt lệnh BUY xong thì bên tư vấn mất tích.

Một nghi vấn khác là đối với các tài khoản bé, vốn vài trăm usd thì vẫn thực hiện rút được trong khi tài khoản lớn hơn 3.000 usd là đều bị dựng chuyện vi phạm chính sách tào lao do nó bịa ra để ép khách đốt tài khoản. ( Y hệt cách làm của mấy sàn ôm lệnh, trade đối ứng với khách và luôn mong khách lỗ để hưởng trọn số vốn của khách.)

Dễ thấy rằng đối với một NĐT mới, 1 kèo đặt lệnh đến 4,5 lot – Đòn bẩy 1:50 thì chỉ cần thị trường di chuyển ngược trend một đoạn là TK đã báo động đỏ. Không ai có thể may mắn 10 lần liên tục để sống sót nhằm rút được TIỀN VỐN của chính mình. Khi tài khoản gặp nguy vì thị trường lao dốc, khách phải tự hedge lại để cứu tài khoản, khi làm như vậy bọn nó sẽ có cớ để nói rằng hành vi hedge là gian lận, vi phạm điều khoản và đương nhiên không cho rút. Khách bị ép vào đường cùng, nạp tiền sẽ càng chết thảm, không nạp thì chết liền còn tự cứu mình thì chết trong tức tửi.

Đánh giá bài viết

5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Comments are closed.

BÀI VIẾT KHÁC