Tụt huyết áp có nên ăn đồ ngọt, uống nước đường không?

Tụt huyết áp có nên ăn đồ ngọt không? Có nên uống nước đường không? Hoặc lên uống gì? ăn gì? Khi bị tụt huyết áp… Là những gì mà người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân quan tâm. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về vấn đề này, thì hãy theo dõi và tham khảo bài viết ngắn dưới đây bạn nhé.

Tụt huyết áp là bệnh gì?

Tụt huyết áp là bệnh gì?
Tụt huyết áp là bệnh gì?

Trước khi đến với câu trả lời cho câu hỏi. Tụt huyết áp có nên ăn đồ ngọt, uống nước đường không? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu tụt huyết áp là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Nói một cách dễ hiểu thì tụt huyết áp, hạ huyết áp hay huyết áp thấp là tình trạng chỉ số huyết áp tâm thu, thấp hơn 90 mm thủy ngân (mm Hg). Hay chỉ số huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg.

Biểu hiện của tụt huyết áp 

Huyết áp của mỗi người sẽ khác nhau. Vì thế, huyết áp thấp ở một số người không có biểu hiện hay triệu chứng gì nổi bật. Song một số trường hợp tụt huyết áp có thể khiến cho bệnh nhân chóng mặt. Thậm chí là ngất xỉu, có khi còn đe dọa đến tính mạng. 

Biểu hiện của tụt huyết áp 
Biểu hiện của tụt huyết áp

Thông thường, các triệu chứng của huyết áp thấp sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Nhìn mờ.
  • Chóng mặt hoặc cảm thấy choáng váng.
  • Ngất xỉu.
  • Mệt mỏi.
  • Khó tập trung.
  • Buồn nôn và nôn mửa.

Ở một số trường hợp, huyết áp giảm đột ngột còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Khi huyết áp quá thấp có thể dẫn đến tình trạng sốc, các triệu chứng này thường có các biểu hiện như:

  • Lú lẫn, nhất là ở người lớn tuổi.
  • Da lạnh và xanh xao.
  • Thở nhanh, nông.
  • Mạch yếu và nhanh.
  • Khi bị kích động hay thay đổi bất thường trong hành vi của người bệnh.
  • Sốc không được cấp cứu kịp thời, rất có thể sẽ dẫn đến hôn mê sâu. Thậm chí là tử vong.

Nguyên nhân dẫn đến tụt huyết áp là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý huyết áp thấp. Nhưng những nguyên nhân dưới đây là thường gặp hơn cả.

Nguyên nhân dẫn đến tụt huyết áp là gì?
Nguyên nhân dẫn đến tụt huyết áp là gì?

Tụt huyết áp do mất máu

Mất máu là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt huyết áp, dù mất ít hay nhiều máu. Các trường hợp dẫn đến việc mất máu một lượng lớn là do phẫu thuật, tai nạn bất ngờ. Hoặc các nguyên nhân khác.

Mất nước

Mất nước do nôn ói, tiêu chảy trong thời gian dài hoặc tập luyện thể dục, thể thao quá sức ra nhiều mồ hôi, dẫn đến tình trạng sốc nhiệt. Nếu như không bổ sung lượng nước kịp thời cho cơ thể, sẽ dẫn đến hiện tượng tụt huyết áp đột ngột. Làm nguy hiểm đến tính mạng.

Cơ tim bị yếu

Cơ tim yếu có thể sẽ làm cản trở việc bơm máu, giảm lượng máu được bơm đi các mạch máu toàn cơ thể. Làm thiếu máu ở các mạch máu và tụt huyết áp. Cơ tim yếu có thể do bị nhồi máu cơ tim hoặc cơ tim bị tổn thương do virus.

Viêm

Các bộ phận trong cơ thể bị viêm, khiến cho các chất di chuyển khỏi mạch máu để tập trung vào vùng mô bị nhiễm, rồi rút máu. Khiến cho mạch máu thiếu một lượng máu nhất định dẫn đến huyết áp bị giảm.

Tim đập nhanh

Tim đập nhanh bất thường hay không đều cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc các tấm thất của tim bị co bóp thất thường. Dẫn đến việc tim không được cung cấp đủ máu. Từ đó, gây ra thiếu máu dù tim đập nhanh hơn bình thường.

Nghẽn mạch máu

Tình trạng này xảy ra khi vỡ vữa động mạch hay nhồi máu cơ tim. Lúc này, mạch máu có thể bị tắc nghẽn dẫn đến lưu lượng máu bị giảm gây ra tụt huyết áp. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biến mạch máu não.

Mang thai

Trong quá trình mang thai gây ra hiện tượng tụt huyết áp. Mặc dù đây là những triệu chứng bình thường. Nhưng những mẹ bầu cũng nên kiểm soát các triệu chứng tụt huyết áp nhằm tránh gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

Một số nguyên nhân khác như:

  • Thiếu hụt chất dinh dưỡng.
  • Nhiễm trùng nặng.
  • Bệnh về nội tiết như rối loạn nội tiết tố…
  • Bệnh tiểu đường,

Tụt huyết áp có nên ăn đồ ngọt, uống nước đường không?

Như đã chia sẻ ở trên, tụt huyết áp có thể sẽ khiến cho người bệnh đột ngột chóng mặt, choáng váng. Có khi là ngất xỉu. Thực tế, có rất nhiều người đã chọn uống nước đường, hoặc ăn đồ ngọt để giảm nhẹ các dấu hiệu tụt huyết áp. Từ đó, ổn định huyết áp được tốt hơn. Vậy điều này có thực sự tốt và hiệu quả không?

Nhìn chung, tụt huyết áp có nên ăn đồ ngọt, uống nước đường hay không? Còn phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này. Theo đó, bạn cần phải tìm ra nguyên nhân để có được phương pháp điều trị nếu cần thiết.

Tụt huyết áp có nên ăn đồ ngọt, uống nước đường không?
Tụt huyết áp có nên ăn đồ ngọt, uống nước đường không?

Thực tế cho thấy, có rất nhiều bác sĩ chuyên khoa khuyên người bệnh nên mang theo đồ ngọt. Nhằm xử lý kịp thời, nhất là khi tụt huyết áp xảy ra do hạ đường huyết. Do đó, người bệnh có thể ăn đồ ngọt, uống nước đường khi thấy xuất hiện các dấu hiệu như: Chóng mặt, choáng váng, buồn nôn… Bên cạnh đó, bạn có thể uống nước sâm, trà gừng, nước hoặc đồ ăn có vị mặn.

Tuy nhiên, khi chưa biết mình bị tụt huyết áp do nguyên nhân gì. Thì bạn nên thu xếp thời gian thăm khám. Đồng thời, tham khảo ý kiến bác sĩ để biết tụt huyết áp có nên ăn đồ ngọt, uống nước đường không? Kèm theo đó là cách khắc phục. Vì nếu lạm dụng quá nhiều thì nước đường hay bánh kẹo sẽ gây ra những tác động xấu đến sức khỏe. Đặc biệt là bệnh nhân bị tiểu đường.

Vậy tụt huyết áp nên ăn gì?

Từ thực tế cho thấy, nguyên nhân khiến tụt huyết áp phổ biến nhất là do chế độ dinh dưỡng. Chế độ ăn không đủ chất, ăn uống thiếu khoa học. Do đó, để có thể cải thiện triệt để tình trạng này. Bạn cần thay đổi chế độ ăn uống cũng như thói quen sinh hoạt mỗi ngày. Chính vì thế, bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm sau vào chế độ ăn hàng ngày của mình. Cụ thể:

Vậy tụt huyết áp nên ăn gì?
Vậy tụt huyết áp nên ăn gì?

Thực phẩm chống thiếu máu

Đa số người bị tụt huyết áp đều bị thiếu máu. Vì thế, người mắc bệnh lý này cần bổ sung chất sắt, vitamin B2 và axit pholic. Các loại thực phẩm có chứa chất sắt có tác dụng đẩy nhanh quá trình tạo máu như: Ngũ cốc nguyên hạt, thịt bò, thịt heo, cá, súp lơ xanh, rau cải bó xôi…

Bên cạnh đó, các loại quả như: Bí đỏ, táo, lựu hay mật ong đều là những loại thực phẩm rất tốt cho quá trình tạo máu.

Muối

Có thể bạn không tin, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng. Người bị tụt huyết áp nên bổ sung lượng muối nhiều hơn so với người bình thường nhằm duy trì huyết áp luôn ở mức ổn định. Bạn biết không, ăn mặn sẽ giúp kéo nước vào trong cơ thể nhiều hơn. Đây cũng là mẹo hiệu quả tránh làm tụt huyết áp.

Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp này một cách hiệu quả nhất. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Lưu ý: Bạn không nên bắt ép bản thân ăn đồ mặn mà nên bổ sung muối vào nước chanh. Hay một vài hạt muối vào ly nước ép, ly sinh tố hàng ngày.

Protein và khoáng chất

Protein và các khoáng chất là các thành phần đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết. Để chữa trị hạ huyết áp. Chính vì thế, bạn cần bổ sung vào bữa ăn của mình các loại thực phẩm có chứa nhóm chất này. Điển hình như: Tam thất, trứng, hải sản, rau cần tây…

Nhóm thực phẩm có tính nóng

Mặc dù đây là thủ phạm dẫn đến tình trạng cao huyết áp nhưng nó lại là vị cứu tinh với những người bị cao huyết áp. Nhưng khi cảm thấy cơ thể đổ mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn. Khó thở, người bệnh cần uống ngay một cốc trà gừng ấm hay một cốc cafe, trà đậm… để huyết áp ổn định lại.

Nhóm thực phẩm này sẽ giúp cho cơ thể đang lạnh chuyển dần thành ấm nóng. Từ đó cải thiện hiệu quả các triệu chứng tụt huyết áp. Bên cạnh đó, bạn có thể ăn một ít socola nhằm bảo vệ thành mạch. Hoặc uống một cốc nước lọc ấm để huyết áp bình ổn trong tạm thời.

Người mắc bệnh lý này không nên ăn gì?

Đi cùng với các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nêu trên. Người bệnh cần phải nói không với các loại thực phẩm như sau:

Người mắc bệnh lý này không nên ăn gì?
Người mắc bệnh lý này không nên ăn gì?

Cà rốt

Trong thành phần của củ cà rốt có chứa muối succinic. Nếu lượng muối này có nhiều trong máu sẽ làm tăng đào thải kali trong nước tiểu. Dẫn đến tình trạng tụt huyết áp trở nên trầm trọng hơn.

Cà chua

Cà chua là một trong những loại quả tốt cho người bị huyết áp cao. Vì thế, nó có thể làm giảm huyết áp một cách hiệu quả. Nhưng điều này lại không tốt cho người thường xuyên bị hạ huyết áp.

Thực phẩm có tính hàn

Một số thực phẩm như: Rau bina, dưa hấu, đậu xanh, hạt hướng dương… đều có tác dụng hạ huyết áp. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị hạ đường huyết thì nên hạn chế ăn loại thực phẩm này. Nếu có hãy kết hợp các nguyên liệu này với các loại thực phẩm khác với một lượng vừa đủ để làm giảm tính hàn của chúng.

Thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn, chiên rán ngập dầu cũng không được khuyến khích tiêu thụ. Để tiêu thụ những món ăn này, người bệnh cần phải chuẩn bị một lượng lớn năng lượng. Khiến cho năng lượng trong cơ thể bị thiếu hụt, gây hạ huyết áp sau khi ăn.

Lời kết

Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi. Tụt huyết áp có nên ăn đồ ngọt, uống nước đường không? một cách chính xác nhất. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có được thông tin hữu ích về bệnh lý này. Từ đó, bạn cũng có thể xây dựng lại chế độ ăn uống sao cho hợp lý để cải thiện triệt để căn bệnh này. Chúc bạn thành công!

Đánh giá bài viết

0 / 5. Lượt đánh giá: 0

guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT KHÁC